50 năm ngày phát minh máy rút tiền tự động ATM

Cũng là những người khởi đầu, nhưng ông Mark Zuckerberg khi tạo ra Facebook đã có một tài sản trị giá khoảng 50 tỷ USD. Tuy nhiên, James Goodfellow khi tạo ra một chiếc máy cũng được sử dụng bởi hàng tỷ người trên thế giới mỗi ngày thì dường như không mang lại gì cho ông. Trong khi Facebook được xem là hữu dụng chỉ đối với mạng xã hội thì ATM đã trở nên thực sự cần thiết cho nhiều người trong chúng ta.

Nhân sự kiện kỷ niệm 50 năm phát minh của mình, ông James Goodfellow đã cho tờ Guardian Money biết ràng ông chỉ thu được khoảng 15 USD từ phát minh này và nó không mạng lại thêm một xu nào khác cho đến nay.

Goodfellow cho hay: “Bạn có thể hình dung được cảm giác của tôi khi thấy một nhân viên ngân hàng được thưởng 1 triệu bảng Anh. Tôi tự hỏi những gì họ đã đóng góp cho ngành ngân hàng hơn tôi đã làm để đáng được thưởng 1 triệu bảng. Nó không có nhiều ý nghĩa đối với tôi, nhưng đây là cách làm của thế giới.”

Goodfellow đã sáng tạo ra một phát minh mang tính đột phá để sinh ra nhiều ngành công nghiệp và tạo ra nhiều tỷ bảng Anh, “và tôi không thu được gì, vì vậy ai sẽ theo bước chân của tôi và nhận 15 USD nếu họ có một thành công tuyệt vời?”

So sánh Goodfellow với Zuckerberg thì thực sự khập khiễng. Trong khi Zuckerberg có một vị trí đáng nể trong danh sách các tỷ phủ của tạp chí Forbes với tài sản nhiều tỷ USD cùng bất động sản ở California, New York và Hawaii, thì Goodfellow chỉ ở trong một ngôi nhà với ba gường ngủ trong thị trấn Paisley ở Scotland.

Bên cạnh đó, hầu hết mọi người trên thế giới đều biết Zuckerberg và trang web nổi tiếng của ông thì gần như không ai biết đến Goodfellow hoặc sự liên quan của ông với ATM.

Quay lại thời kỳ những năm 1960, Goodfellow khi đó là kỹ sư ở Kelvin Hughes, một công ty thành viên của Smiths Industries, và đang được giao nhiệm vụ phát triển một thiết bị cho khách hàng rút tiền khi ngân hàng đóng cửa vào thứ Bảy. Kỹ sư Goodfellow đã phát minh ra máy rút tiền và mã số PIN. Phát minh của ông được đăng ký vào ngày 2 tháng Năm năm 1966.

Sau khi Goodfellow chứng minh thành công cách làm của ông và tạo ra một mẫu máy thử nghiệm thì chiếc máu ATM đầu tiên đã được lắp đặt ở Enfield Town, bắc London vào ngày 27 tháng Sáu năm 1967.

Năm 2006, Goodfellow đã được nhận giải thưởng OBE do Nữ hoàng Anh trao tặng do phát minh ra mã số PIN của ông.

Lợi nhuận “đại gia” viễn thông: Ai đang tụt lại?

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 – 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Samsung tung ba mẫu tivi mới nhất giá tới 200 triệu đồng

Bộ sưu tập tivi dòng SUHD TV 2016 mới nhất với những chiếc tivi cong đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết kế không viền, vừa được Công ty Điện tử Samsung Vina giới thiệu ra thị trường Việt Nam hôm 28/4.

Ông Kim Cheol Gi, Tổng giám đốc Samsung Vina cho biết, TV SUHD 2016 sở hữu màn hình công nghệ hiển thị mới mang tên Quantum Dot (chấm lượng tử) 10 bit, có khả năng cho hình ảnh chân thực, độ tương phản tốt và màu sắc tự nhiên.

Loạt sản phẩm dòng SUHD TV 2016 với bộ ba series cao cấp nhất gồm KS9000 (55/65/78 inch), KS 7500 (49/55/65 inch) và KS7000 (49/55/60 inch). Các sản phẩm này có giá dao động từ gần 32 triệu đến 200 triệu đồng.

Theo Tổng giám đốc Samsung Vina, tivi Samsung SUHD 2016 tiếp tục với phong cách thiết kế cong đường viền bezel siêu mỏng tạo chiều sâu.

Đặc biệt model KS9000 là chiếc tivi cong đầu tiên trên thế giới sở hữu thiết kế cong không viền nhằm mang lại cho người xem những trải nghiệm hình ảnh đẹp hơn.

Theo đại diện Samsung Vina, các mẫu tivi trên sẽ được bán ra thị trường ngay trong tháng Tư này.

Cũng trong sự kiện ra mắt loạt sản phẩm tivi mới nhất trên, đại diện Samsung Vina còn cho biết, năm 2015, Samsung chiếm 40% thị phần tivi tại Việt Nam. Tính riêng dòng UHD, sản phẩm tivi Samsung chiếm tới 55% thị phần.

Đức lắp đèn giao thông trên vỉa hè để đối phó với dân nghiện smartphone

Để thích ứng với hiện tượng diễu hành của những người nghiện smartphone đến từ người dân địa phương và du khách, thành phố Augsburg ở Đức đã quyết định lắp đặt các đèn giao thông ngay trên vỉa hè.

Tất nhiên, để giữ an toàn cho khách bộ hành khi họ đang nhìn vào các thông báo và tin nhắn Facebook trên điện thoại thông minh, những hàng đèn màu đỏ đã được lắp đặt ngay trên vỉa hè sát với điểm dừng của hai trạm xe buýt phục vụ cho một trường đại học và nếu thành công thì cách làm này sẽ được triển khai trên toàn thành phố.

Thông tin này có vẻ hài hước nhưng quyết định này đến từ một số lý do không hay: một bé gái 15 tuổi đã bị chết vì tai nạn sau khi bước vào phía trước của chiếc xe buýt khi đang nhìn vào điện thoại và nghe nhạc ở Augsburg; hai người khác đã bị thương vì những tai nạn giao thông tương tự ở thành phố này.

Người Đức cũng đã sử dụng một từ để dành cho những người sử dụng hầu hết thời gian của họ trên điện thoại thông minh là Smombies (viết tắt của cụm từ smartphone zombies, hay “những con nghiện smartphone”). Theo tờ The Register thì nhà chức trách thành phố đã đặc biệt quan ngại về việc đảm bảo an toàn cho những người trẻ tuổi khi tham gia giao thông trên đường phố. Hy vọng những chiếc đèn giao thông mới này sẽ ngăn chặn để các bi kịch khác sẽ không xẩy ra.

Những chiếc đèn giao thông lắp trên vỉa hè sẽ sáng nhấp nháy khi những chiếc xe buýt đến gần trạm chờ để đủ thời gian cảnh báo cho những người nghiện mạng xã hội nhất biết. Người phát ngôn của thành phố Augsburg cho hay “Nó sẽ tạo ra một cấp độ mới về sự chú ý”.

Một khảo sát mới đây của tờ Bưu điện Washington với 14.000 người đến từ nhiều thành phố ở châu Âu cho thấy khoảng 17% những người bộ hành đã sử dụng điện thoại thông minh khi đi qua khu vực có đèn giao thông. Tám phần trăm những người được quan sát ở các nút giao thông đông người đã xem tin nhắn khi đi qua đường.

Tình trạng này ở Mỹ còn xấu hơn khi hơn một phần ba người bộ hành thường bị mất tập trung do điện thoại thông minh khi đi qua đường phố thông qua một khảo sát với 1.102 người.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đọc tin nhắn khi lái xe đã làm suy yếu kỹ năng lái xe hơn cả say rượu và nếu bạn biết lái xe khi say nguy hiểm như thế nào thì từ đây bạn hãy nên thận trọng hơn để tránh tập trung vào chiếc điện thoại thông minh của mình khi tham gia giao thông.

Biển hiệu giao thông cấm “Smombie” trên đường phố Thụy Điển.

Clemens Klinke, một nhà nghiên cứu trong các báo cáo của châu Âu, cho hay: “Gọi điện, nghe nhạc, sử dụng ứng dụng và nhắn tin là những nguyên nhân làm mất tập trung khi tham gia giao thông. Nhiều người bộ hành đã đánh giá thấp mối nguy hiểm cho an toàn của họ khi đã chuyển sự chú ý từ các sự kiện trên đường theo cách này.”

Hy vọng các đèn giao thông mới và bằng những cảm giác thông thường sẽ ngăn chặn được bất kỳ tai nạn nào trong tương lai gây ra bởi sự mất tập trung của những người Smombie.

Xe điện được hồi sinh trong kỷ nguyên số

Ngày nay, những chiếc xe điện đã trở nên phổ biến hơn. Chỉ ba tuần sau khi ông Elon Musk giới thiệu mô hình xe điện Tesla thế hệ thứ 3 với thế giới, số lượng đơn đặt hàng Tesla đã vượt qua con số 400.000 chiếc.

Mẫu sedan Tesla thế hệ thứ 3.

Theo dự báo của Bộ Năng lượng Mỹ, các loại xe hybrid, bán hybrid hay chạy hoàn toàn bằng điện đang tăng về nhu cầu do giá xe giảm và người tiêu dùng muốn tiết kiệm tiền đổ xăng.

Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Navigant, hiện nay số lượng xe điện chiếm hơn 3% và có thể tăng 7% (tương đương 6,6 triệu chiếc mỗi năm trên toàn thế giới) vào năm 2020.

Xe điện của Mỹ năm 1900.

Tuy nhiên, những chiếc xe điện không phải là một phát minh của thời hiện đại. Ý tưởng này đã có hơn 100 năm tuổi.

Khi nói về lịch sử xe điện, Bộ Năng lượng Mỹ cho hay: “Thật khó để nói phát minh chiếc xe điện là của ai hay một quốc gia nào. Thay vào đó là một chuỗi các bước đột phá, từ pin cho đến mô tơ điện trong những năm 1800, để có được chiếc xe điện đầu tiên chạy trên đường giao thông”.

Xe điện vỏ nhôm sản xuất năm 1914.

Trong những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà sáng chế ở Hungary, Hà Lan và Mỹ, trong đó có cả một người thợ rèn từ Vermont, bắt đầu thử nghiệm một chiếc xe chạy bằng pin và tạo ra một số loại xe điện đầu tiên với quy mô sản xuất nhỏ.

Những cố gắng làm ra chiếc xe điện đầu tiên đến vào những năm 1830, khi nhà phát minh Scotland, Robert Anderson đã phát minh ra chiếc xe điện chạy bằng ắc quy chỉ sạc điện một lần.

Những chiếc xe điện nhỏ đi được một thời gian sau đó được cải tạo lại thành những chiếc xe ngựa kéo để phục vụ nhu cầu đi lại tại Paris vào những năm 1941.

Những chiếc xe điện chạy thử đầu tiên là một loại đầu máy nhỏ được xây dựng bởi người Mỹ, Thomas Davenport vào năm 1835.

Ở Mỹ, chiếc xe điện thành công đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1890 do công của William Morrison, một nhà hóa học sống ở Des Moines, Iowa. Đây là chiếc xe 6 chỗ ngồi chạy với tốc độ 22,5 km/h.

Nguyên mẫu của một xe điện được trưng bày tại sự kiện New York International Auto Show vào ngày 17-4-2014.

Trong vài năm sau đó, nhiều hãng sản xuất xe hơi đã cho ra mắt những chiếc xe điện trên khắp nước Mỹ. Thành phố New York thậm chí đã có hơn 60 chiếc xe taxi điện. Năm 1900 là thời kỳ hoàng kim của những chiếc xe điện, chiếm khoảng một phần ba của tất cả các xe chạy trên đường. Trong 10 năm sau đó, những chiếc xe điện vẫn được ưu chuộng lựa chọn.

Thậm chí, vào năm 1911, tờ Thời báo New York còn gọi sự kiện xuất hiện của xe điện là điều “lý tưởng”.

Một chiếc xe điện Peugeot (1941) được trưng bày tại triển lãm xe hơi Paris Retromobile vào ngày 22-1-2010.

Trong bài viết của mình, tờ Thời báo New York đã mô tả xe điện đã được phụ nữ đặc biệt yêu thích do việc đổ xăng thời đó phụ nữ tốn nhiều sức hơn là lái xe điện. Nhưng đến năm 1935, chiếc xe điện đã gần như không tồn tại. Chúng ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra?

Cùng với thời gian xe điện xuất hiện trên thị trường thì cũng là lúc chiếc xe chạy bằng xăng ra đời, nhờ vào những cải tiến của các động cơ đốt trong vào năm 1800.

Đổ xăng đã được cải thiện vào năm 1943.

Vào năm 1912, Henry Ford đã đưa ra phương thức sản xuất xe ô tô hàng loạt vào thị trường đã làm giảm giá sâu các loại xe chạy bằng xăng.

Tuy nhiên, xe chạy xăng yêu cầu rất nhiều thao tác bằng tay như việc thay đổi hộp số, khởi động bằng cần tay, đã khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong một số hoạt động.

Ngoài ra, chiếc xe điện không giống những chiếc xe hơi nước hay xe chạy bằng xăng. Chúng khá yên tĩnh, dễ lái và không phát ra mùi khó chịu như những chiếc xe khác.

Sự khác biệt lớn nhất ở hai loại xe là giá cả, nhưng nó lại đóng vai trò quyết định.

Xe điện kiểu mới được trưng bày lần đầu trong sự kiện biểu diễn thời trang tại Paris ngày 31-5-1941.

Khi so sánh một chiếc xe chạy bằng xăng thời điểm năm 1941, xe điện có giá 1,750 USD, đắt gấp ba lần chiếc xe chạy bằng xăng chỉ có giá 650 USD.

Một số phát triển sau đó đã làm tăng thêm xu hướng suy giảm của xe điện

Đầu tiên là sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ vào những năm 1920 đã khiến nhiều người muốn đi xa hơn và khám phá những nơi mới. Sau đó là phát hiện ra các mỏ dầu ở Texas vì vậy xăng dầu trở nên rẻ hơn và các trạm xăng bắt đầu mọc lên trên khắp đất nước.

Chiếc xe này từng là một trào lưu trong giới thanh lịch và tầng lớp thượng lưu ở Paris.

Tuy nhiên, các điểm sạc điện thì lại rất ít khi đi ra khỏi thành phố.

Từ đây, người tiêu dùng ưa chuộng xe hơi chạy bằng xăng hơn các xe điện do giá cả phải chăng, hợp túi tiền và đơn giản trong sử dụng.

Sau hơn một thế kỷ, các tiến bộ về khoa học công nghệ và các vấn đề về nguồn cung cấp dài hạn của dầu lửa đã giúp hồi phục nhu cầu sử dụng xe điện.

Cho dù gần đây, giá xăng lại giảm sâu một lần nữa khiến nhiều người lo lắng nó sẽ cản trở sự hồi sinh của xe điện, nhưng xu hướng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp xe điện sẽ phát triển mạnh trong vài thập niên tới.

Chiếc xe Tesla Model S P85d được trưng bày tại Triễn lãm ngành Công nghiệp ôtô Thượng Hải lần thứ 16 vào ngày 20-4-2015.

Thông báo nâng cấp lên Windows 10 làm gián đoạn chương trình truyền hình

Microsoft hiện đang rất hăm hở thúc đẩy Windows 10 và muốn nó trở thành hệ điều hành số một thế giới nên đã không xem xét đến nhu cầu của người sử dụng. Đôi lúc, Microsoft đã hiện cửa sổ đề nghị nâng cấp lên Windows 10 đối với những người dùng Windows 7 và 8.1 cho dù trong thực tế những người này không có nhu cầu.

Kể từ khi hãng này quyết định lựa chọn Windows 10 là nâng cấp “khuyến nghị” thì đã bị nhiều người phàn nàn, nhưng Microsoft dường như đã có những bước tiến xa hơn.

Một sự kiện mới đây, vào ngày 27-4, được xem là chuyển từ xấu thành tồi tệ khi màn hình yêu cầu nâng cấp lên Windows 10 đã làm gián đoạn một chương trình trực tiếp trên truyền hình.

Khuyến cáo nâng cấp lên Windows 10 miễn phí đã làm gián đoạn chương trình dự báo thời tiết của kênh KCCI News khi người dẫn chương trình đang đưa thông tin cập nhật thông tin thời tiết về dông và cảnh báo mưa lớn trong 12 giờ tới ở thành phố Des Moines, bang Iowa (Mỹ).

Người dẫn chương trình khi đó là cô Metinka Slater đã tự hỏi với người xem truyền hình “Microsoft khuyến nghị nâng cấp lên Windows 10, tôi có thể làm gì bây giờ?”.

Sở dĩ cô Slater đã phải tự hỏi như thế vì Microsoft luôn đưa ra hai lựa chọn “Nâng cấp ngay” hoặc “Tải về, nâng cấp sau này” trong khi cô lại không muốn cả hai lựa chọn này. Thay vào đó, cô Slater đã chuyển sang một nguồn video khác để chương trình lại có thể tiếp tục.

Lợi nhuận của Facebook tăng gấp 3 lần sau 1 năm

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 – 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Virus khiến một nhà máy điện hạt nhân dừng hoạt động đúng dịp 30 năm sự cố Chernobyl

Hãng tin BR24 News Agency của Đức cho biết một virus máy tính đã được phát hiện tại nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen ở Bavaria, Đức. Phần mềm độc hại được phát hiện trong mạng máy tính thuộc Khu B của nhà máy sử dụng để điều khiển hệ thống nhiên liệu. Nhà máy điện hạt nhân đã phải tạm dừng hoạt động do phòng ngừa sự cố.

Dựa trên những đánh giá ban đầu của các chuyên gia bảo mật, virus này không ảnh hưởng đến bất kỳ thành phần quan trọng nào của nhà máy và không đưa ra một mối đe dọa nghiêm trọng nào. Phần mềm độc hại chỉ ảnh hưởng đến hệ thống máy tính và không tương tác đến hệ thống điều khiển ICS/SCADA có tương tác với nhiên liệu hạt nhân.

Quá trình kiểm tra cho thấy phần mềm độc hại này không giống như Stuxnet khi không nhằm vào mục tiêu là nhà máy điện hạt nhân.

Trong bản tin của mình, BR24 cho hay: “Sau khi phát hiện ra phần mềm độc hại trong hệ thống máy tính ở nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen, hệ thống điều khiển các khu vực nhạy cảm đã không bị ảnh hưởng. Một chuyên gia máy tính đã hạ thấp mức độ cảnh báo khi cho rằng virus chỉ có thể gây nguy hiểm đối với an ninh dữ liệu”.

Quan chức nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen cho biết hệ thống máy tính của nhà máy điện không kết nối với Internet nên virus có thể đã xâm nhập qua các USB của nhân viên.

Phần mềm độc hại được phát hiện ở hệ thống máy tính sử dụng cho thêm hoặc bớt nhiên liệu hạt nhân ở Khu B của nhà máy và sau đó chuyển nhiên liệu cũ sang kho chứa.

Người phát ngôn của nhà máy cho biết “Hệ thống điều khiển và xử lý hạt nhân là tương tự nên miễn nhiệm với các mối đe dọa không gian mạng. Những hệ thống này được thiết kế với các tính năng bảo mật để bảo đảm chúng không bị ảnh hưởng bởi các thao tác sai”.

Trong khi không tiết lộ tên của phần mềm độc hại nhưng người phát ngôn của nhà máy cho biết nó không nghiêm trọng và xếp loại sự cố thuộc nhóm “N” (nhóm sự cố bình thường).

Sự lây nhiễm của virus được phát hiện vào hôm Chủ nhật, ngày 24-4-2016, nhưng hai ngày sau đó thì nhà máy điện vẫn chưa hoạt động trở lại. Theo đó, đúng ngày 26-4-2016, ngày tưởng niệm 30 năm thảm họa sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen vẫn phải đóng cửa.

Hiện tại, nhà máy điện hạt nhân đã qua các bước kiểm tra bảo mật liên quan đến sự cố, cách máy tính của hệ thống đều được quét virus và các bước kiểm tra khác trước khi đưa nhà máy trở lại hoạt động.

Tấn công không gian mạng vào các nhà máy điện hạt nhân và các hệ thống điều khiển công nghiệp được xếp là các thảm họa hàng đầu có thể gây ra bởi hacker.

Vào tháng 12-2014, cơ quan an ninh thông tin mạng Liên bang Đức (BSI) cho biết một nhà máy thép ở Đức đã bị tấn công không gian mạng và kết quả làm hỏng lò luyện thép.

Cho dù tên nhà máy thép không được tiết lộ thì sự cố là một bằng chứng cho thấy tấn công không gian mạng vào các hệ thống điều khiển có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nhà máy điện hạt nhân Gundremmingen là một trong những nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất của Đức được đưa vào lịch dừng hoạt động vĩnh viễn vào năm 2021. Tuy nhiên, hơn 750 người đã tập trung vào cuối tuần qua để bày tỏ hy vọng nhà chức trách sẽ đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân này trước thời hạn trên.



Doanh số iPhone lần đầu tiên giảm

Tập đoàn công nghệ Mỹ Apple ngày 26/4 báo doanh số điện thoại thông minh (smartphone) iPhone lần đầu tiên giảm trong lịch sử và tổng doanh thu lần đầu tiên giảm sau 13 năm do tác động từ tình trạng thị trường smartphone toàn cầu ngày càng bão hòa.

Tin từ Reuters cho biết, doanh thu của Apple tại thị trường quan trọng nhất ngoài Mỹ là Trung Quốc đã giảm hơn 1/4 trong quý 1/2014. Ngoài ra, hãng cũng đưa ra dự báo về một quý đáng thất vọng nữa về doanh thu trên thị trường toàn cầu.

Sau khi kết quả trên được công bố, giá cổ phiếu Apple giảm khoảng 8%, đánh dấu lần đầu tiên xuống dưới ngưỡng 100 USD/cổ phiếu kể từ tháng 2.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của “quả táo”, trong quý 1, hãng bán được 51,2 triệu iPhone, so với mức 61,2 triệu iPhone cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này vẫn khả quan hơn mức dự báo 50 triệu máy mà giới phân tích đưa ra trước đó.

Sau nhiều năm iPhone liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng doanh số bùng nổ, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng chiếc điện thoại này đã đạt tới điểm bão hòa theo đó đặt dấu chấm hết cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của Apple.

“Apple cần có được một phát minh hoặc sản phẩm hoàn toàn mới, thay vì chỉ đưa ra được những cải tiến sản phẩm nhỏ như hiện nay. Đây là cách duy nhất để hãng phục hồi tăng trưởng doanh số”, ông Neil Saunders, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Conlumino, nhận định.

Giám đốc tài chính Apple, ông Luca Maestri, nói với Reuters rằng thành công của chiếc iPhone 6 cách đây 1 năm đã đặt ra một rào cản khó vượt qua đối với kết quả kinh doanh quý 2 của hãng. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Apple, ông Tim Cook, nói với các nhà phân tích rằng thị trường smartphone hiện nay không tăng trưởng – một nhận định củng cố những lo ngại về sự bão hòa của thị trường.

Doanh thu quý 1 của Apple giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 50,56 tỷ USD, từ mức 58,1 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên đi xuống từ năm 2003.

Riêng tại thị trường Trung Quốc bao gồm cả Hồng Kông, Macau và Đài Loan, doanh thu của Apple giảm 26%.

Lợi nhuận quý của hãng giảm còn 10,5 tỷ USD, từ mức 13,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Tuy vậy, Apple tuyên bố sẽ trả lại 50 tỷ USD cho cổ đông thông qua việc tăng mua lại cổ phiếu và tăng cổ tức hàng quý thêm 10%.

Apple dự báo doanh thu quý 3 sẽ dao động trong khoảng 41-43 tỷ USD, thấp hơn dự báo 47,3 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra.

Lại lo ngại máy tính nước ngoài cài phần mềm gián điệp

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 – 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046